Hình ảnh minh họa
Đặc điểm chung của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan, gây bệnh ở mỗi lứa tuổi và ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn rừng). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Virut gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang virut trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang bệnh suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Đặc điểm của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi
Virut Dịch tả lợn Châu Phi được phân chia, sắp xếp vào chi Asfivirus, trong họ Asfarviridae. Virut Dịch tả lợn Châu Phi có kích thước lớn (200m), có vỏ bọc bên ngoài với cấu trúc khối nhiều mặt (lcoxahedral), kiểu gen di truyền đa dạng AND sợi đôi và hiện nay đã phát hiện có tới 22 genotypes, còn nhiều chủng loại virut có động lực khác nhau (cao, trung bình và thấp)
Virut Dịch tả lợn Châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này. Lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virut suốt đời. Ngoài ra, ve mềm thuộc chi Omithodoros là một vector sinh học tự nhiên.
Virut Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami. Virut có khả năng chịu được nhiệt độ thắp, đặc biệt trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên virut có thể chịu được trong thời gian 3-6 tháng. Virut sống trong máu đã được phân hủy được 15 tuần, trong máu khô không được 70 ngày, trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày, trong máu lợn ở nhiệt độ 4o C trong 18 tháng, trong thịt dính xương ở nhiệt độ 390 C được 150 ngày; trong giăm bông được 140 ngày và nhiệt độ 50o C tồn tại trong 3 giờ.
Trong môi trường không có huyết thanh, virut có thể bị phá hủy ở PH<3,9 hoặc ở pi I>11,5. Môi trường có huyết thanh virut có thể tồn tại được ở PH = 13,4 trong 7 ngày, không có huyết thanh virut có thể sống được 21 giờ.
Hóa chất để diệt virut Dịch tả lợn Châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng sodium với tỷ lệ 8/1.000 hoặc formalin chlorin 2,3 hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng duy trì thời gian 30 phút
Triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chuẩn đón Dịch tả lợn Châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, cần lấy máu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm và phát hiện virut Dịch tả lợn Châu Phi
Thể quá cấp tính (Peracute) là do virut có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thế cấp tính (Acute) là do virut có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5-42oC) trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước, lợn có biển hiện đau vùng bụng, lưng cong di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhày và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày. Lợn mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virut thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng ta là vật chủ mang virut Dịch tả lợn Châu Phi trong suốt cuộc đời.
Hình ảnh minh họa
Phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi
Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị được Dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan, kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng./.
Thực hiện: Văn Hiếu